Băng giá, sương muối phủ kín vùng cao

Tin nhanh nông nghiệp
15-01-2025 16:57:33

Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam dự báo, nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 có thể xảy ra ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.

Hạn mặn năm 2025 có nguy cơ cao hơn mức trung bình nhiều năm

Hạn mặn năm 2025 sẽ ở mức cao, các địa phương khuyến cáo sản xuất tiết kiệm nước. Ảnh: Nhật Hồ

Những dự báo không vui

Ông Phan Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau - cho biết: Hạn hán, xâm nhập mặn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt, cơ sở hạ tầng giao thông, đê biển... trên phạm vi toàn tỉnh. Tại Cà Mau, các vùng ngọt hoá thuộc huyện U Minh, huyện Trần Văn Thời chịu tác động nhiều nhất.

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt trên địa bàn tỉnh Cà Mau chỉ xảy ra trong mùa khô và thường bắt đầu từ tháng 1 trở đi, có khả năng kéo dài đến hơn 6 tháng, riêng xâm nhập mặn vùng ngọt có thể kéo dài hơn. Hạn hán chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất và các đối tượng dễ bị tổn thương do xâm nhập mặn vùng ngọt.

Tỉnh Cà Mau cho đóng các cống lớn trên địa bàn huyện Trần Văn Thời để ngăn xâm nhập mặn mùa khô năm 2025. Ảnh: Nhật Hồ

Tỉnh Cà Mau cho đóng các cống lớn trên địa bàn huyện Trần Văn Thời để ngăn xâm nhập mặn mùa khô năm 2025. Ảnh: Nhật Hồ

Ông Ngô Nguyên Phong - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu - cho biết: Từ tháng 12.2024 đến hết tháng 1.2025, khu vực huyện Hồng Dân có nguy cơ thiếu nước nuôi tôm, do đó khuyến cáo nông dân chủ động và có thể chuyển đổi mô hình sản xuất khác phù hợp. Khả năng mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, nên vụ lúa đông xuân cần quan tâm độ mặn trên các kênh. Trước khi đưa nước vào ruộng, cần đo độ mặn và áp dụng biện pháp tưới ngập khô xen kẽ để tiết kiệm nguồn nước ngọt...

Sẵn sàng ứng phó để giảm thiệt hại

Là một trong những tỉnh cuối nguồn nước ngọt, hàng năm vào mùa khô, Bạc Liêu thường chịu nhiều tác động bất lợi của xâm nhập mặn. Để đảm bảo ứng phó với triều cường, xâm nhập mặn và chống ngập úng, tỉnh kiến nghị Trung ương đầu tư xây dựng các dự án như: Dự án xây dựng các cống dọc theo bờ Tây kênh Ngan Dừa - Cầu Sập (18 cống), huyện Vĩnh Lợi và huyện Phước Long, nguồn vốn dự kiến 300 tỉ đồng; Dự án nâng cấp hệ thống các cống dọc theo Quốc lộ 1A (21 cống), thị xã Giá Rai, huyện Hòa Bình và huyện Vĩnh Lợi, nguồn vốn dự kiến 500 tỉ đồng.

Mặt khác, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Dự án hệ thống công trình điều tiết, bổ sung nước phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng phía Nam Quốc lộ 1A, nhất là hạng mục xây dựng trạm bơm tại cống Cầu Sập.

Tỉnh Bạc Liêu cảnh báo người dân huyện Hồng Dân sẽ thiếu nước nuôi tôm vào mùa khô năm 2025. Ảnh: Nhật Hồ

Tỉnh Bạc Liêu cảnh báo người dân huyện Hồng Dân sẽ thiếu nước nuôi tôm vào mùa khô năm 2025. Ảnh: Nhật Hồ

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Tùng - Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, tỉnh Cà Mau - cho biết: Hiện tại hệ thống cống ngăn mặn, giữ ngọt, ngăn triều toàn tỉnh có 214 cống thuỷ lợi và 25 trạm bơm điều tiết nước, ngăn mặn, giữ ngọt, xổ phèn, mặn... cơ bản đảm bảo vận hành ổn định, sẵn sàng ứng phó khi hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt xảy ra.

Sản xuất lúa tiết kiệm nước được khuyến cáo khi mà hạn mặn ngày càng khốc liệt. Ảnh: Nhật Hồ

Sản xuất lúa tiết kiệm nước được khuyến cáo khi mà hạn mặn ngày càng khốc liệt. Ảnh: Nhật Hồ

Trước tình trạng nguy cơ thiếu nước ngọt do ảnh hưởng hạn, mặn, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo cho các địa phương không để người dân sản xuất lúa vụ 3; tuyệt đối sản xuất đúng quy hoạch, đúng lịch thời vụ, nếu để xảy ra tình trạng sản xuất gây ảnh hưởng đến sạt lở, sụp lún…, lãnh đạo địa phương sẽ bị xử lý nghiêm.

Nguồn:https://laodong.vn/xa-hoi/han-man-nam-2025-co-nguy-co-cao-hon-muc-trung-binh-nhieu-nam-1449502.ldo

Tải ứng dụng 2Nông trên

Chia sẻ

Cùng chuyên mục