Nhiều nông dân trồng thanh long mất trắng sau trận ngập "lịch sử"

Tin nhanh nông nghiệp
31-08-2024 13:30:17

Hàng chục nông dân đang lao đao vì vườn thanh long mất trắng, thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng.

Nông dân cắt bỏ thanh long

Sáng 30-8, ông Võ Đức Nhuần (thôn Phú Sơn, xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam) đang cắt bỏ những trái thanh long chín bị hư ruột sau trận ngập 3 ngày.

Nhiều nông dân trồng thanh long mất trắng sau trận ngập "lịch sử"- Ảnh 1.

Thanh long chín của vườn ông Nhuần phải cắt bỏ do ngập nước

700 trụ thanh long với khoảng 10 tấn trái đang chín từ lứa chong đèn trái vụ đều bị ngập trong nước. Chỉ tay về phía những trụ thanh long chín, ông Nhuần xót xa cho biết phải cắt bỏ hầu hết số trái chín vì đã bị mềm nhũn do thấm nước trong nhiều giờ. 

Nhiều nông dân trồng thanh long mất trắng sau trận ngập "lịch sử"- Ảnh 2.

Trái thanh long nhão ruột, cành héo vì ngập nước

Theo giá bán hiện nay trên 20.000 đồng/kg, tính ra trận ngập ngày 27-8 vừa qua khiến vừa thanh long ông Nhuần thiệt hại hơn 200 triệu đồng.

"Nước lên rất nhanh, mà rút thì rất lâu. Đến sáng nay mới bắt đầu rút ra khỏi vườn. Trong khi trái chín mà ngập trong nước nhiều giờ thì buộc phải cắt bỏ. Đó là chưa kể bộ rễ bị hư, cháy tàu, phục hồi lại 100% gần như là không thể" - ông Nhuần nói.

Cách vườn thanh long ông Nhuần không xa, bà Lê Thị Hạnh đang kêu người đến sấy khô những tấm nệm bị ngấm nước. 

Nhiều nông dân trồng thanh long mất trắng sau trận ngập "lịch sử"- Ảnh 3.

Thợ xử lí drap, nệm được bà Hạnh gọi đến sau trận ngập

Nhiều nông dân trồng thanh long mất trắng sau trận ngập "lịch sử"- Ảnh 4.

Vết bùn bám lên trên căn bếp cao hơn 1 m của gia đình bà Hạnh

Bà Hạnh cho biết nước lên 4 giờ sáng, bà không kịp trở tay mà chỉ chạy sang nhà hàng xóm có nền cao hơn. Toàn bộ đồ đạc trong nhà, gồm máy giặt, bếp gas, bàn thờ... đều ngập trong nước.

Giáp ranh với bà Hạnh, nhà ông Nguyễn Văn Dũng đang lấy đống quần áo ngấm nước ra phơi sau khi lũ rút. 

Nhiều nông dân trồng thanh long mất trắng sau trận ngập "lịch sử"- Ảnh 5.

Ông Dũng chỉ mực nước dâng cao gần ngập đầu, hôm 27-8

Ông Dũng bị tai biến, sống với mẹ già trong căn nhà xập xệ. Khi lũ đến, ông phải gọi hàng xóm đến ứng cứu. 

Nhiều nông dân trồng thanh long mất trắng sau trận ngập "lịch sử"- Ảnh 6.

Người thân hỗ trợ gia đình ông Dũng dọn đồ đạc phơi nắng sau trận ngập

"Toàn bộ đồ đạc đều ngập hết. Nước mưa có to thì cũng theo các con đường thoát mà rút hết. Chỉ từ ngày làm con đường đến nay thì mới xảy ra ngập như vầy" - ông Dũng nói.

Theo báo cáo của UBND xã Hàm Mỹ, mưa lũ khiến hơn 300 ngôi nhà ở hai thôn Phú Sơn, Phú Khánh ngập trong nước. Xã đã di dời người và tài sản ra khỏi 50 nhà bị ngập để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, khu vực hai thôn này có hơn 400 ha thanh long, nhiều cây trồng bị ngập.

Chưa kết luận được nguyên nhân

Liên quan đến việc xác định nguyên nhân gây trận ngập "lịch sử" khiến 420 ha thanh long tại huyện Hàm Thuận Nam chìm trong "biển nước", cơ quan chức năng tại Bình Thuận tổ chức nhiều đoàn kiểm tra hiện trường.

Nhiều nông dân trồng thanh long mất trắng sau trận ngập "lịch sử"- Ảnh 7.

Xã Hàm Mỹ hỗ trợ người dân di dời đồ đạc tránh ngập

Tuyến đường ĐT 719 B đang xây dựng sắp hoàn thành, là nơi chia cắt hai vùng ngập, được nhiều người dân nhận định khả năng là một trong những nguyên nhân gây ngập. Tuy nhiên, đại diện chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Thuận khẳng định thi công đúng thiết kế. 

Nhiều nông dân trồng thanh long mất trắng sau trận ngập "lịch sử"- Ảnh 8.

Đường ĐT 719B chia cắt 2 vùng ngập xã Hàm Mỹ

Đơn vị này cũng cho rằng gầm cầu là nơi thoát nước cho con sông Cát đã được mở rộng hơn so với dòng chảy cũ.

Chủ đầu tư cũng cho biết các dòng chảy nhỏ trước đây dọc theo tuyến đường ĐT 719B đã được gom về các mương dẫn để thoát ra hệ thống cống chính, nhưng "khi mưa bình thường sẽ thoát hết, còn mưa lớn thì có thể ngập cục bộ". 

Nhiều nông dân trồng thanh long mất trắng sau trận ngập "lịch sử"- Ảnh 9.

Thanh long, nhà cửa người dân ngập nhiều ngày trong nước

Trước đó, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận cho biết đến thời điểm này, các hồ nước tại địa phương chưa tích đủ nước nên không có tình trạng xả lũ. 

Tuy nhiên, trong sáng nay (30-8), ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, cho biết sau khi kiểm tra với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận thì được biết hồ Đu Đủ, nơi thượng nguồn dẫn nước về vùng ngập, đã đầy nước. 

Nhiều nông dân trồng thanh long mất trắng sau trận ngập "lịch sử"- Ảnh 10.

Nước chảy từ sông Cát, hạ lưu của đập Đu Đủ trong chiều 28-8

"Thời điểm trước ngập, hồ Đu Đủ nước đã đầy nhưng chưa xả lũ, chỉ thông báo chứ chưa có xả" - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận cho biết.

Theo thông báo này, hồ Đu Đủ đang có mực nước cao hơn mực nước dâng nên dự kiến mở cống xả sâu từ 16 giờ ngày 27-8, lưu lượng mở cống từ 2 đến 10 mét khối/giây.

Nhiều nông dân trồng thanh long mất trắng sau trận ngập "lịch sử"- Ảnh 11.

Trong chiều nay, 30-8, nước đã rút nhưng nhiều vườn thanh long tại Hàm Mỹ vẫn còn ngập

Nhiều nông dân trồng thanh long mất trắng sau trận ngập "lịch sử"- Ảnh 12.

Nông dân tranh thủ cào các gốc thanh long để bộ rễ rút bớt nước

Theo người dân sống hai bên lưu vực sông dẫn nước từ hồ Đu Đủ về, nhiều giờ trước khi có thông báo xả lũ này, mực nước sông đã lên cao, chảy mạnh. 

Trong chiều 30-8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận phối hợp với huyện Hàm Thuận Nam khảo sát khu vực ngập tại xã Hàm Mỹ. Trong đó, đánh giá, kiểm tra việc xây dựng, thiết kế đường ĐT 719B và các dòng chảy dẫn nước về.

Nguồn:https://nld.com.vn/nhieu-nong-dan-trong-thanh-long-mat-trang-sau-tran-ngap-lich-su-196240830164728488.htm

Tải ứng dụng 2Nông trên

Chia sẻ

Cùng chuyên mục