Lâm Đồng tăng giá trị nông sản nhờ liên kết sản xuất theo chuỗi

bỏ
Tin nhanh nông nghiệp
08-08-2022 16:55:59

Lâm Đồng được xem là tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao; nông sản của tỉnh đã có mặt trên khắp thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tình hình dịch covid, kèm với giá cả vật tư, chi phí đầu vào sản xuất tăng đột biến, cộng với đầu ra sản phẩm không ổn định nên ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả sản xuất của nông dân.

Đa số nông dân luôn gặp tình trạng, "được mùa mất giá" và "được giá mất mùa".

Trước thực tế này, ngoài tăng cường các giải pháp hỗ trợ nông dân trong tổ chức sản xuất, ngành nông nghiệp Lâm Đồng còn đẩy mạnh triển khai thực hiện đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản theo Nghị định 98 của Chính phủ.   

Đơn cử là vùng trồng sầu riêng chất lượng cao tại xã Lộc An, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), nhờ triển khai có hiệu quả đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản theo Nghị định 98 của Chính phủ, hàng trăm nông dân trồng sầu riêng nơi đây đã ổn định được đầu ra, nâng cao thu nhập.

Ông Võ Hữu Long, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại Long Thủy ở thôn 6, xã Lộc An cho biết, từ năm 2014 đến nay, thị trường và đầu ra cho trái sầu riêng tỉnh Lâm Đồng khá ổn định. Chưa có năm nào giá sầu riêng giảm xuống mức dưới 40.000 đồng/kg hay rơi vào tình trạng phải giải cứu vì thị trường tiêu thụ chậm.

Đặc biệt, nhờ thực hiện liên kết sản xuất bền vững và hiệu quả giữa doanh nghiệp và nông dân, sầu riêng nơi đây còn nhiều dư địa để tiếp tục phát triển khi đã được xuất khẩu chính ngạch.

Giá nhiều lại rau ở Đà Lạt giảm mạnh, sức tiêu thụ chững lại | Thị trường |  Vietnam+ (VietnamPlus)

Nhờ liên kết sản xuất, các sản phẩm nông sản rau, củ, quả của Lâm Đồng tăng giá trị từ 20-25%.

Ông Võ Hữu Long cho biết: “Sầu riêng của mình xuất khẩu không thể muốn xịt thuốc là xịt hay cắt non là cắt được, bởi khi tham gia chuỗi liên kết sản xuất thì HTX phải cắt quả sầu riêng đúng tuổi cho doanh nghiệp. Và tôi xuất khẩu mang qua đó bán thì giá trị cạnh tranh của quả sầu riêng mình mới nâng lên, cạnh tranh được với Thái Lan.

Khi tham gia chuỗi liên kết là có điều khoản thỏa thuận, giá trị cao là vậy. Còn nông dân tự sản xuất bên ngoài, mạnh ai nấy làm, ông này làm tốt ông kia làm xấu thì cuối cùng đều là hàng xấu. Vì vậy khi tham gia chuỗi liên kết sản xuất là có lợi hơn nông dân sản xuất tự phát, không ai quản lý được”.

Tại Lâm Đồng, đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản theo Nghị định 98 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được thực hiện trong giai đoạn 2019 đến 2023, với tổng kinh phí khoảng 270 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Châu, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho biết, hiện Lâm Đồng đã xây dựng và phát triển được 182 chuỗi liên kết, với gần 16.000 hộ trồng trọt và 2.445 hộ chăn nuôi. Giá trị sản xuất thông qua chuỗi liên kết trong năm 2021 đạt 14 ngàn 378 tỷ đồng, chiếm 20% tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp trong tỉnh.

 

Theo báo VOV

 

Tải ứng dụng 2Nông trên

Chia sẻ

Tags

    Cùng chuyên mục