Long An: Nông dân kêu khó xuất khẩu thanh long vì vướng bản quyền bảo hộ

bỏ
Tin nhanh nông nghiệp
12-07-2022 14:18:46

Nông dân kêu khổ vì thanh long ruột đỏ LD1 đã bị bán bản quyền
Theo nguồn Dân Việt, sáng 12/7 ông Nguyễn Vạn Thành, Giám đốc Hợp tác xã thanh long Vạn Thành (xã Hiệp Thạnh, Châu Thành, Long An) cho biết, các thành viên của hợp tác xã đang gặp khó khăn trong việc chứng nhận nguồn gốc xuất xứ giống thanh long ruột đỏ LD1 liên quan đến việc bản quyền giống.

Mọi chuyện bắt đầu từ khi Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam quyết định bán bản quyền giống thanh long LD1 cho Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit với giá 5 tỷ đồng vào ngày 15/5/2017. 

Nhưng trước đó, nông dân ở Châu Thành đã mua giống từ Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam về trồng với diện tích giống thanh long LD1 lên đến 7.000 – 8.000ha.

Theo ông Thành, do bản quyền giống thanh long LD1 hiện đã thuộc về Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit nên các cơ sở, hợp tác xã, nông dân muốn xuất khẩu thanh long gặp nhiều khó khăn.

"Hiện nay, các thị trường nhập khẩu đều đòi hỏi phải có nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, trong tờ khai hải quan phải thể hiện nguồn gốc giống đó ở đâu, như vậy, nếu chúng tôi muốn xuất khẩu thanh long phải có chứng nhận của Công ty Hoàng Phát Fruit về xuất xứ. Chúng tôi rất lo phải mất thêm phí bản quyền thì mới có thể xuất khẩu", ông Thành nói.

Cũng theo ông Thành, hiện nay, thị trường xuất khẩu cho trái thanh long ruột đỏ LD1 rất rộng mở, nhưng đang rất khó khăn trong việc chứng nhận nguồn gốc xuất xứ.

Lối ra nào cho thanh long Bình Thuận? - LOGIVAN

"Chúng tôi mua giống thanh long ruột đỏ LD1 của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam để sản xuất, giờ viện bán bản quyền giống đó cho doanh nghiệp, chúng tôi biết phải làm sao để đảm bảo đủ chứng nhận, điều kiện phục vụ xuất khẩu", ông Thành nói.

Khi được hỏi, hiện đã bị thu phí bản quyền giống thanh long LD1 chưa thì ông Thành cho biết: "Hiện chưa mất tiền nhưng đang gặp khó trong việc chứng nhận nguồn gốc xuất xứ".

Nông dân kêu khó khi vướng bản quyền giống thanh long ruột đỏ LD1, viện nghiên cứu, doanh nghiệp nói gì?
Trong khi đó, đại diện đơn vị lai tạo giống, TS.Trần Thị Oanh Yến, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, cho biết, Viện không bán đại trà giống thanh long LD1 cho nông dân mà chỉ bán một số lượng hạn chế để thực hiện khảo nghiệm. Thực tế, nếu chúng ta không bảo hộ sớm, Campuchia cũng sẽ đăng ký bảo hộ giống thanh long này tại thị trường Nhật Bản và khi đó chúng ta mất quyền xuất khẩu", ông Huy nêu một thực tế.

Theo ông Huy, việc doanh nghiệp và viện nghiên cứu hợp tác mua bản quyền giống cây trồng các nước tiên tiến trên thế giới đã làm từ lâu để đảm bảo minh bạch nguồn gốc xuất xứ và cũng là con đường tất yếu.

"Tuy nhiên, khâu quản lý giống của chúng ta còn nhiều kẽ hở, bởi ngay cả khi giống thanh long ruột đỏ LD1 mới trong giai đoạn khảo nghiệm thì đã có những cơ sở sản xuất, kinh doanh giống tự ý nhân giống và bán cho người dân", ông Huy nêu một thực tế.

Ông Huy cũng cam kết, sẵn sàng hợp tác với các cơ sở trồng thanh long chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, ghi tên khoa học để đảm bảo các yêu cầu của các thị trường nhập khẩu. 

Nguồn: Báo Dân Trí 

Tải ứng dụng 2Nông trên

Chia sẻ

Cùng chuyên mục