Khó khăn chồng chất nông dân Ukraine

bỏ
Tin nhanh nông nghiệp
17-06-2022 18:11:13

Từ vnexpress đưa tin, nông dân Ukraine đang đối mặt với bước đường cùng, trong khi mọi chi phí đều tăng vọt. 

“Chúng tôi gieo trồng vụ mùa năm nay muộn hơn rất nhiều, vì cần dọn dẹp mọi thứ”, Nadiia Ivanova, 42 tuổi, nói khi đứng giữa cánh đồng ở thị trấn Mykolaiv, miền nam Ukraine hôm 11/6. Hồi đầu tháng 3, lực lượng Nga pháo kích trang trại rộng 4.000 ha của Ivanova khi tìm cách băng qua thị trấn Mykolaiv để tiến lên phía bắc. Họ vượt qua trang trại, lấy đi một số nông cụ và để lại những hố đạn pháo sâu hoắm.

Một nông dân lái máy kéo màu đỏ trên cánh đồng ở thị trấn Mykolaiv. miền nam Ukraine, ngày 11/6. Ảnh: AFP

Một nông dân lái máy kéo trên cánh đồng ở thị trấn Mykolaiv, miền nam Ukraine, ngày 11/6. Ảnh: AFP

Thiệt hại về mạng sống duy nhất ở trang trại là đôi chim công chết trong chuồng. Trong lúc cả thế giới lo ngại về nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu khi hơn 20 triệu tấn ngũ cốc Ukraine mắc kẹt ở cảng, tình hình ngày càng chồng chất khó khăn với Ivanova, người tạo công ăn việc làm cho 76 lao động ở trang trại. Trong thời bình, trang trại sản xuất hơn 12.000 tấn lương thực mỗi năm. Nhưng năm nay, khi lúa mì bắt đầu chín trên đồng, trong kho của Ivanova vẫn còn tồn 2.000 tấn ngũ cốc từ vụ trước mà không có người tới thu mua.

Các phương án vận chuyển ngũ cốc khác không được thực hiện đủ nhanh. Tại trang trại của Ivanova, máy xay xát không thể khởi động. «Tôi cần thêm một tuần để xem có thể khởi động lại nó hay không», anh nói. Nhưng Ivanova vẫn tiếp tục trồng trọt bằng mọi giá, bất chấp nguy cơ bị xung đột ảnh hưởng.

Cô cùng anh trai và bố mẹ lập trang trại năm 2003 theo mô hình nông trường thời Liên Xô. Giờ đây, Ivanova đang tìm cách thay đổi để ứng phó với cuộc khủng hoảng do chiến sự gây ra. Nhưng nếu các cảng ở Biển Đen không được dỡ phong tỏa, số ngũ cốc của Ivanova và nhiều nông dân Ukraine khác có nguy cơ thối rữa trên đồng, khi không thể xuất khẩu được ra nước ngoài. “Sợ hay không sợ, chúng tôi đều phải làm việc.”

Đa số nhân viên của Ivanova tiếp tục làm việc ở trang trại và nhận lương. “Tôi không biết mình sẽ bám trụ được bao lâu trong tình cảnh này”, bà chủ trang trại nói.

Nguồn: vnexpress

 

Tải ứng dụng 2Nông trên

Chia sẻ

Tags

    Cùng chuyên mục